Khi nữ giới đang có kinh nguyệt hiến máu được không? Hiến máu có làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay không và mỗi lần nên hiến bao nhiêu máu? Hãy cùng luxtoy.vn tìm hiểu ngay thông qua nội dung bài viết sau.
Mục Lục Bài Viết
Nghĩa cử hiến máu
Hiến máu được xem là một trong những nghĩa cử cao đẹp bởi máu là loại chế phẩm sinh học không thể tổng hợp được để phục vụ cho công tác cứu chữa bệnh nhân. Khi hiến máu, thành phần được sử dụng chủ yếu là hồng cầu. Thông thường, tế bào hồng cầu có thời gian sống là 90 ngày sau đó sẽ được tiêu hủy và thay thế vị trí bằng những tế bào hồng cầu mới.
Nói cách khác, sau khi hiến máu, cơ thể hầu như không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn có lợi cho chu kỳ sinh lý của máu. Ngoài ra, lượng máu hiến tặng có thể mang đến hy vọng cứu chữa rất lớn đến cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân thuộc máu hiếm.
Có kinh nguyệt hiến máu được không?
Yêu cầu đối với người hiến tặng máu
Có thể nói, tuy hiến máu là hành động tốt nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện mà cần tuân thủ theo các yêu cầu chung để đảm bảo lợi ích của người cho lẫn người nhận. Cụ thể, một số yêu cầu chung cho người hiến máu bao gồm:
- Người hiến máu cần nằm trong độ tuổi từ 18 đến 60, trong đó, nữ giới cần đạt cân nặng tối thiểu 42kg và ở nam giới là 45kg.
- Người hiến máu cần có sức khỏe đầy đủ, không mắc các bệnh mạn tính, cấp tính và có chỉ số huyết áp, nhịp tim bình thường.
- Khi hiến máu cần đảm bảo tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt
- Đối với trường hợp đang hoặc vừa kết thúc hành kinh nên tránh hiến máu sau đó 1 tuần
- Người vừa khỏi bệnh hoặc vừa được tiêm vắc xin phòng bệnh cần 4 tuần sau đó mới được phép hiến máu.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú, người bị rong kinh, đa kinh, mắc bệnh lý huyết áp, tiểu đường, đang ngộ độc,…không được phép hiến máu
- …
Người có kinh nguyệt hiến máu được không?
Như vậy, trong thời gian có kinh nguyệt, nữ giới hoàn toàn không nên hiến máu bởi lượng máu kinh đã khiến cơ thể hao hụt đi một lượng máu khá lớn. Hiến máu trong thời gian này, lượng máu mới không được kịp thời tái tạo sẽ dẫn tới tình trạng tụt huyết áp đột ngột, suy nhược cơ thể. Việc hiến tặng được khuyên nên thực hiện sau đó 1 tuần lễ hoặc 10 ngày là thích hợp nhất.
Hiến máu có hại cho sức khỏe không?
Thông thường, lượng máu hiến tặng sẽ có quy định riêng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, sinh lý và cân nặng của người được lấy máu để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung. Lấy ví dụ, lượng máu chứa trong cơ thể người 45kg là 4,5 lít (tương ứng 10%), khi đó, lượng máu hiến tặng chỉ được lấy 400ml tương ứng (9ml/kg).
Đối với tình trạng người mới hồi phục sau bệnh, cần tránh hiến máu trong 4 tuần sau đó, phụ nữ đang mang thai tốt hơn hết không được hiến máu,… Chính vì thế, có thể thấy rằng việc hiến máu hầu như sẽ không có hại cho người hiến tặng trái lại còn kèm theo nhiều lợi ích được trình bày ở phần tiếp theo.
Lợi ích có được từ việc hiến máu
Kích thích quá trình tạo máu
Sau khi hiến tặng, để bù đắp cho lượng máu bị thiếu hụt, hệ thống xương tủy sẽ được kích thích quá trình sản sinh ra nhiều tế bào máu mới. Nói như vậy, hiến máu chính là cơ hội để làm trẻ hóa lượng hồng cầu trong cơ thể từ đó giúp quá trình lưu thông máu trở nên thuận lợi hơn.
Quá trình này, đối với phụ nữ trong giai đoạn sinh sản có lẽ không quá cần thiết. Bởi họ thường xuyên thay máu vào ngày hành kinh hàng tháng. Tuy nhiên, đối với nam giới, nữ giới mãn kinh lại là một việc làm rất có ích để giúp làm mới máu.
Thải lượng sắt thừa
Cơ thể chúng ta thường gặp phải tình trạng thừa sắt do sắt sẽ được tái sử dụng sau khi tế bào hồng cầu cũ bị tiêu hủy. Bên cạnh đó, thực phẩm hàng ngày lại khiến lượng sắt liên tục được bổ sung. Đây là điều hoàn toàn không có lợi cho các cơ quan nội tạng, thậm chí dễ dẫn tới nhiều bệnh lý khác. Do đó, hiến máu là cơ hội rất tốt để đào thải bớt lượng sắt ra khỏi cơ thể, giảm lượng sắt tồn không có lợi.
Kiểm tra sức khỏe
Bên cạnh lợi ích đối với cơ thể, hành động hiến máu còn giúp người hiến tặng có cơ hội được kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe hoàn toàn miễn phí. Các bệnh lý thông thường sẽ hầu hết sẽ được phát giác giúp tăng cao hiệu quả chủ động điều trị bệnh. Đặc biệt, thông qua việc hiến máu, người hiến tặng cũng xác định được nhóm máu của bản thân, phát hiện những bất thường trong máu.
Mọi đơn vị máu trước khi được sử dụng phải được xét nghiệm xác định nhóm máu và các bệnh lý truyền nhiễm thông thường. Nếu phát hiện thấy bất thường, túi máu đó sẽ bị loại ra. Các kết quả của những xét nghiệm này sẽ được thông báo với người hiến máu.
Kết luận
Nói tóm lại, khi nữ giới đang trong giai đoạn có kinh nguyệt hiến máu được không? Nữ giới được khuyến cáo chỉ nên hiến máu sau thời gian hành kinh ít nhất một tuần để cơ thể khôi phục lại tình trạng bình thường. Đồng thời lượng máu hiến cần phải dựa trên tình hình sức khỏe, chiều cao, cân nặng hiện tại. Tốt hơn hết, nên đến các trung tâm chuyên nghiệp để thực hiện việc hiến tặng an toàn.